We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Fulcrum
Trung học
Trung học
Fulcrum


Tổng số bài gửi : 109
Age : 36
Đến từ : quân khu 5
Registration date : 15/10/2008

SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI   SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI I_icon_minitimeFri Oct 24, 2008 6:42 pm

KỲ 1: Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 I love you

Xe tăng TQ tiến vào Việt Nam
Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 (còn gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979 hay Công cuộc phòng thủ biên giới phía Bắc, 1979) là tên gọi cuộc chiến tranh của Trung Quốc nhằm đánh chiếm 6 tỉnh biên giới của Việt Nam vào năm 1979 (còn có tên gọi khác là Chiến tranh bành trướng Bắc Kinh,1979)

Nguyên nhân

Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời tên Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ (điều đó chứng tỏ tụi Trung cẩu ủng hộ nạn diệt chủng, thế mà cứ vỗ ngực tự sướng là hảo hán). Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động, đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.

Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.

Kế hoạch của Trung Quốc

Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25-2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn.

Giai đoạn hai (từ 26-2 đến 5-3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc.

Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16-3.

Tương quan lực lượng tham chiến

Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng trên 30 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động trên 400.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 3.000 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các lực lượng vũ trang địa phương (như các sư đoàn 3, 327, 337, sư đoàn Tây Sơn, sư đoàn 567, B46, sư đoàn pháo binh M66 ở Cao Bằng, các sư đoàn 316, 345, đoàn B 68, M63 ở quân khu II, cùng các trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện đội, và lực lượng công an biên phòng. Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.

Diễn biến

Quân Trung Quốc tiến công vào biên giới Việt Nam

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.

Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.

Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.

Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.

Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.


Quân Việt Nam phản kích ở mặt trận Lạng Sơn (2-1979)

Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.

Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng qua đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979,do áp lực của Liên Xô, sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

Kết quả cuộc chiến

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.





Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam : 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Các nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:

Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị ở Campuchia về tham chiến mà quân Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng.

Về mặt chiến lược, Trung Quốc thành công vì đã chứng minh rõ bản chất không thật của hiệp ước tương trợ quân sự giữa Liên Xô và Việt Nam, và đã chứng minh khả năng lưỡng đầu thọ địch sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa.
Về Đầu Trang Go down
nghaihoang
Đại học
Đại học
nghaihoang


Tổng số bài gửi : 195
Age : 35
Registration date : 18/09/2008

SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI   SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI I_icon_minitimeFri Oct 24, 2008 10:35 pm

danmienbien đã viết:
KỲ 1: Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 I love you

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.

Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

----> hix, thế nà thế nào nhỉ cheers cheers
Về Đầu Trang Go down
Fulcrum
Trung học
Trung học
Fulcrum


Tổng số bài gửi : 109
Age : 36
Đến từ : quân khu 5
Registration date : 15/10/2008

SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI   SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI I_icon_minitimeTue Oct 28, 2008 4:23 pm

là thế nào nữa, số liệu 2 bên ko khớp nhau chứ sao. Báo cáo láo là cái chắc. Với lại trong chiến tranh hoặc là ko công bố hoặc là bao giờ cũng công bố giảm nhẹ thương vong cả. Lỡ chết nhiều quá thì nói ra lại ko có lợi. Đố bác tìm đc tổn thất của quân ta trong kháng chiến chống mẽo đấy.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI   SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
SỰ THẬT LỊCH SỬ: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chiến tranh biên giới Tây Nam
» CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TÔN GIÁO
» thần chiến tranh lại có việc làm
» CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH BIÊN DỊCH QUA MẠNG
» Mô hình lợi thế cạnh tranh của MPorter

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Học tập - Nghiên cứu :: Thông tin Kinh tế - Xã hội-
Chuyển đến