We are a family
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

We are a family

For U and For me...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tiếng lóng Sài Gòn

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Lehoanglong
Già rùi
Già rùi
Lehoanglong


Tổng số bài gửi : 404
Age : 35
Đến từ : Earth
Registration date : 17/09/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeFri Jan 16, 2009 11:30 pm

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố “Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn có sự du nhập, nhập cư của Tây-Mỹ, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.
Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là “đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là “đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn", gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là “đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu rillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".
Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đólắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.
Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.
Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc".
Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi” tức uống café thiếu ghi sổ...
Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư,gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ”, "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một...đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...
Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

Thời Mỹ đến hay là thời Việt Nam Cộng Hòa thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám”. Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.N qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà”, "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...
Về Đầu Trang Go down
Fulcrum
Trung học
Trung học
Fulcrum


Tổng số bài gửi : 109
Age : 36
Đến từ : quân khu 5
Registration date : 15/10/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeSat Jan 17, 2009 10:49 pm

Lehoanglong đã viết:
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, ...
Đơn giản vì nhà băng là tiếng đọc trại của "bank" và sở bưu điện là nhà dây thép vì ở đây có nhiều đường dây liên lạc như điện thoại, điện tín. Bà con mình căn cứ vào đặc trưng của nó mà định danh cho nó thôi. Em nhớ thời xưa ông bà gọi xe tăng là tàu bò, đại bác là ông ầm, mấy bà tư sản thành thị là mụ đầm, me Tây...rất hiển ngôn Sing
Sẵn tiện hỏi bác Rồng đất cái, "mây mưa" và "gò bồng đảo" là gì mà các bác hay kháo với nhau thế? What a Face


Được sửa bởi danmienbien ngày Sat Jan 17, 2009 11:03 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Fulcrum
Trung học
Trung học
Fulcrum


Tổng số bài gửi : 109
Age : 36
Đến từ : quân khu 5
Registration date : 15/10/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeSat Jan 17, 2009 10:53 pm

Em mở rộng thêm một chút (em là em khoái cái tiếng Việt của nhà mình lắm)

TIẾNG LÓNG TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

Sơ luợc về tiếng lóng

Tiếng lóng là một thực tế đầy sinh động mà hầu nhu bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có, dù muốn hay không. Văn hào Victor Hugo (1802-1885) từng chú ý sử dụng tiếng lóng trong tác phẩm Ngày cuối cùng của một tử tù (Le dernier jour d'un condamné; 1828); thậm chí còn dành hẳn cả quyển VII trong phần thứ tu của bộ tiểu thuyết đồ sộ nổi tiếng Những nguời khốn khổ (Les Misérables; 1861) để bàn riêng về tiếng lóng. Ðây là những nhận định của Victor Hugo: "Tiếng lóng là gì? Là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là sự đánh cắp duới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ. Tiếng lóng vừa là một hiện tuợng văn học vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản là gì? Là ngôn ngữ của tiếng lóng khốn cùng. Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phuơng diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể kỳ thú hơn nhiều khoa học khác...".


Ngày nay, phần lớn giáo trình ngôn ngữ học đại cuơng, tiếng lóng là nội dung không thể thiếu đối với chuyên đề từ vựng học. Trong các hội nghị, hội thảo khoa học - nhu hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" đuợc tổ chức quy mô vào cuối tháng 10-1979, một số báo cáo nghiên cứu về tiếng lóng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nguời. Cho đến nay, tồn tại lắm định nghĩa, cách phân loại và đánh giá khác nhau về tiếng lóng.

Tiếng lóng (Hán: lí ngữ; Pháp: argot, Anh: slang cant/jargon) đuợc Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1992) cắt nghĩa: "Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm nguời nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu đuợc với nhau mà thôi". Từ điển Petit Larousse illustré (1973) định nghĩa tiếng lóng: "Từ vựng riêng biệt của một nhóm, một nghề hoặc một giai tầng xã hội". Hiện đại Hán ngữ từ điển xuất bản ở Bắc Kinh (Trung Quốc -1998) giải thích về li yu (lí ngữ); "Những phuơng ngôn thô tục hoặc luu hành hạn hẹp". Advanced learner's English dictionary (1993) viết về tiếng lóng: "Các từ, cụm từ rất thân mật, không nghi thức, thuờng dùng trong lời nói, nhất là giữa những nguời cùng một nhóm xã hội, làm việc cùng nhau và không đuợc xem là thích hợp cho những bối cảnh nghi thức, cũng nhu chẳng thể sử dụng lâu dài". Qua loạt định nghĩa vắn gọn và phổ thông ấy, một số yếu tố của tiếng lóng đã bộc lộ:

1. Ðây là loại khẩu ngữ đặc thù dùng để giao tiếp phi chính thức trong một phạm vi xã hội hạn chế.

2. Hoàn toàn thuộc lĩnh vực từ vựng và có tính chất lâm thời, bất ổn định.


Tuy nhiên, các từ điển vừa dẫn đã không phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ và tiếng nghề nghiệp. Giáo su Ðỗ Hữu Châu biên soạn Giáo trình Việt ngữ (Tập II: Từ hội học - NXB Giáo dục 1962) cho rằng: "Tiếng lóng (argot des déclassés) bao gồm một số từ bí hiểm để che dấu tu tuởng của nguời nói, không cho nhiều nguời ngoài tập đoàn xã hội của mình biết". Cũng Giáo su Ðỗ Hữu Châu, qua giáo trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (NXB Giáo dục 1981), lại chỉ ra: "Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt ngữ, tức là những tên gọi "chồng lên" trên những tên gọi chính thức. Hiện tuợng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thể xã hội. Hầu nhu tất cả các tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay về sản xuất, làm việc... thì đều có những tiếng lóng của riêng mình. (...) Do nhiều động lực khác nhau, nhu do ý muốn "tự bộc lộ" cái vẻ riêng của tập thể mình, do muốn gây đuợc những sự chú ý đặc biệt, muốn che giấu những điều mà những nguời ngoài tập thể không nên biết, muốn biểu thị thái độ một cách mạnh mẽ... mà hằng ngày hằng giờ trong các tập thể xã hội đều xuất hiện tiếng lóng. Những tiếng lóng này rất "phù du", không hệ thống, lẻ tẻ, xuất hiện rồi mất ngay". Một số nhà nghiên cứu nhu Luu Vân Lăng (1960), Hoàng Thị Châu (1989)... liệt tiếng lóng vào loại không lấy gì làm tốt đẹp vì phạm vi luu hành "là trong đám nguời làm những nghề bất luơng, bị xã hội ngăn cấm nhu bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu". Sách Ngôn ngữ học: khuynh huớng - lĩnh vực - khái niệm của nhiều tác giả (NXB Khoa học Xã hội 1994) còn khẳng định: "Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu".

Thực tế thì ở một số truờng hợp, ranh giới giữa tiếng lóng với biệt ngữ và tiếng nghề nghiệp khó phân lập rạch ròi. Do đó, nhà nghiên cứu Da Zhaomin của Trung Quốc (1996) đề xuất cách gọi khác: ấn ngữ / ám ngữ / hắc thoại. Tác giả này lại chia ra hai loại lớn, gọi là "ẩn ngữ nghề nghiệp" và "ẩn ngữ giang hồ". Nếu thế thì cũng chua lấy gì làm rành mạch!

Một thực tế nữa: chua hẳn tiếng lóng "chỉ thuộc bọn nguời xấu", là "ngôn ngữ duới đáy xã hội". Giáo su Ðỗ Hữu Châu từng nêu thí dụ về tiếng lóng của giới sinh viên một thời, nhu mẹ đốp nhằm trỏ các nữ sinh đáo để, nhuận sắc có nghĩa là "đẹp một cách tuơi mát", ngỗng để chỉ điểm hai, gậy - điểm 1...

Tùy quan niệm rộng hẹp mà có những cách nhìn nhận khác nhau về tiếng lóng đối với công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay.

Tiếng lóng với ngôn ngữ toàn dân

Tiếng lóng Việt Nam đã đuợc bao học giả trong lẫn ngoài nuớc chú ý nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Một trong những công trình đầu tiên về đề tài lý thú này là của J.N. Cheon, mang tiêu đề L'argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san truờng Viễn Ðông Bác Cổ (BEFEO) từ năm 1905. ỨNG HÒE NGUYỄN VĂN TỐ (1889-1947) từng có khảo luận L'argot anamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Nhiều chuyên gia về Việt ngữ học thời gian qua cũng dành công sức nhất định để nghiền ngẫm về tiếng lóng. Ðến nay, tồn tại hai quan điểm trái nguợc nhau trong việc nhìn nhận hiện tuợng ngôn ngữ đặc thù này.

Một quan điểm cho rằng tiếng lóng là hiện tuợng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại ở xã hội có giai cấp và mất dần đi, vì vậy phải triệt để chống tiếng lóng và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Ðó là ý kiến của Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản... trình bày qua các ấn phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (NXB Ðại học và Trung học Chuyên nghiệp 1976) hoặc Tiếng Việt trên đuờng phát triển (NXB Khoa học Xã hội 1982). Hãy đọc một đoạn trong tài liệu vừa dẫn đề cập đến tiếng lóng; "...không có tác dụng tích cực, không làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân" (tr.188)

Quan điểm khác thì đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân. Ðó là ý kiến của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh... phát biểu trong hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" đuợc tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Ðồng quan điểm ấy, Nguyễn Thiện Giáp soạn sách Từ vựng học tiếng Việt (NXB Ðại học và Trung học Chuyên nghiệp 1985) đã đặt tiếng lóng trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt rồi cho rằng: Chỉ nên lên án những tiếng lóng "thô tục"; còn loạt tiếng lóng "không thô tục: là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tuợng nào đó thì có khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân. Sách này còn chỉ ra rằng tiếng lóng chính là một phuơng tiện tu từ học đuợc dùng để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ðây cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu về tu từ học (rhétorique) về phong cách học (stylistique), cũng nhu nhiều cây bút văn chuơng, báo chí quan tâm tìm hiểu và vận dụng.

Học giả Nguyễn Hiến Lê rất có lý khi cho rằng một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chính là lời thoại độc địa phát ra từ miệng Tú Bà lúc mụ "Nổi tam bành mụ lên" truớc Thúy Kiều:

Này này sự đã quả nhiên
Thôi đà cuớp sống chồng min đi rồi!
Bảo rằng đi dạo lấy nguời
Ðem về ruớc khách kiếm lời mà ăn
Tuồng vô nghĩa ở bất nhân
Buồn mình truớc đã tần mần thử chơi
Màu hồ đã mất đi rồi
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Con kia đã bán cho ta
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây
Lão kia có giở bài bây
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe
Cớ sao chịu tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!

Có thể tìm thấy trong đoạn lục bát đó ngồn ngộn tiếng lóng của giới "buôn phấn bán son" ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 19: đi dạo, ruớc khách, buồn mình, màu hồ, bài bây... Ví nhu thay loại từ ấy bằng chữ nghĩa "nghiêm chỉnh", ắt đoạn văn không chỉ mất hay mà còn hỏng nặng!

Tuơng tự nhu thế, nếu không tích lũy vốn tiếng lóng phong phú để sử dụng phù hợp, thì bao phóng sự và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng (1912-1939) làm sao cuốn hút độc giả. Từ thiên phóng sự Cạm bẫy nguời viết năm 1933, nhà báo - nhà văn Vũ đã "đua ra ánh sáng" cả lô tiếng lóng tồn tại trong giới cờ bạc bịp thời đó: mòng, mẻng, bắt, viên đạn, hòn đạn, của, lộ tẩy, cản, quýnh... Ðến các tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936), Lục xì (1937)... thì Thiên Hu Vũ Trọng Phụng trình thêm vô số "ẩn ngữ giang hồ" mà công chúng bình thuờng bấy giờ khó biết nổi: chạy làng, chánh, chúa, hao đào, ngày phiên, trô, xé giấy... Một tiểu thuyết nổi tiếng cũng vào giai đoạn ấy là Bỉ vỏ của Nguyên hồng (1918-1982) đuợc xem đã chứa đựng một luợng lớn tiếng lóng, từ tiêu đề cho đến nội dung, với nhiều câu mà bạn đọc hẳn chua quên:

Anh đây công tử không vòm.

Ngày mai kện rập biết mòm vào đâu?

Trong số tiếng lóng thời kỳ qua, giờ dây có bao nhiêu đơn vị từ vựng trở thành quen thuộc và đi vào ngôn ngữ phổ thông? Chắc chắn không ít. Giáo su Ðỗ Hữu Châu từng trung dãn cả loạt tiếng lóng đuợc chấp nhận vào vốn từ ngữ chung: ba hoa, lộ tẩy, nguội điện, cổ lỗ sĩ, gạo, phe phẩy... Các tác giả sách Tiếng Việt trên đuờng phát triển (sđd, tr.188) cũng ghi nhận những tiếng lóng đã hội nhập vào ngôn ngữ toàn dân: quay cóp, móc ngoặc, phớt lờ... Tra cứu các từ điển tiếng Việt hiện đại, chúng ta còn phát hiện bao tiếng lóng từng hiện hữu trong quá khứ.

Tiếng Việt, cũng nhu các ngôn ngữ khác, luôn cần đuợc cộng đồng sử dụng cố gắng gìn giữ sự trong sáng đồng thời với việc tích cực phát triển. Nói cách khác, phát triển vừa là nguyên nhân, vừa là mục đích trong công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo quy luật chung, phát triển mạnh nhất luôn là từ vựng. Ðóng góp vào khía cạnh này, rõ ràng có tiếng lóng. Sau một thời gian tồn tại chính thức, bất ổn định trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, biết bao tiếng lóng sẽ không còn là... tiếng lóng. Hoặc chúng biến mất. Hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ của toàn dân, đuợc mọi nguời sử dụng rộng rãi, không chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn chuơng báo chí, hoặc trên màn bạc, màn nhung, mà còn xuất hiện cả ở nhiều văn bản hành chính. Từ xì ke, xuất xứ bởi tiếng lóng scag, là một ví dụ.

Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu huớng phát triển mạnh, nhất là đối với giới trẻ ở các đô thị, tạo nên hiện tuợng mà các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ đuờng phố (street language). Hiểu biết và vận dụng tiếng lóng đạt mức độ cần thiết sẽ tạo nên những tác phẩm văn học, báo chí giá trị và có sức hấp dẫn. Jacques Prévert (1900-1977) ở Pháp là một minh chứng sinh động: thơ của ông đầy rẫy tiếng lóng, có tập đuợc xuất bản tới hàng triệu cuốn. Ðó là "hiện tuợng thi ca" vô tiền khoáng hậu, khiến mọi nguời suy nghĩ. Ngay đến việc dịch thuật, với những văn bản nhất định, cũng rất cần tiếng lóng. Tiểu thuyết The Godfather (Bố già) nổi tiếng của Mario Puzo đã đuợc nhiều nguời dịch ra tiếng Việt, song bản chuyển ngữ của Ngọc Thứ Lang đuợc xem thành công nhờ biết tìm đuợc nhiều tiếng lóng tuơng ứng.
Về Đầu Trang Go down
gaquay
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh



Tổng số bài gửi : 9
Age : 36
Registration date : 20/12/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeTue Jan 27, 2009 8:18 pm

hehe bác ngây thơ nhỉ Evil or Very Mad
"mây mưa" là "chuyện ấy" còn "gò bồng đảo" là "cái kia" What a Face
Về Đầu Trang Go down
pooh
Trung học
Trung học
pooh


Tổng số bài gửi : 89
Age : 35
Registration date : 19/09/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeMon Feb 02, 2009 1:30 pm

Hehe,

hay hay,

cyclops
Về Đầu Trang Go down
Fulcrum
Trung học
Trung học
Fulcrum


Tổng số bài gửi : 109
Age : 36
Đến từ : quân khu 5
Registration date : 15/10/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeMon Feb 02, 2009 10:07 pm

Ấy với kia thế này thì ai biết đấy là đâu. Bác lại chơi tiếng lóng nữa rồi.
Về Đầu Trang Go down
coda chan
Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh



Tổng số bài gửi : 16
Age : 34
Đến từ : N1
Registration date : 04/10/2008

Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitimeMon Feb 02, 2009 10:38 pm

Nói "cái kia"dễ gây bối rối à? "gò bồng đảo" nói thẳng ra là cái vòng 1 của chị e đó mà. flower
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tiếng lóng Sài Gòn Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tiếng lóng Sài Gòn   Tiếng lóng Sài Gòn I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tiếng lóng Sài Gòn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are a family :: Thư giãn - Giải trí :: Trang Văn học-
Chuyển đến